Cuộc sống Đức vẫn luôn là đề tài thu hút các bạn du học sinh tương lai. Để nước Đức trở nên gần gũi hơn với chúng ta, bài viết này của S20 sẽ nói về những điều cần biết về cuộc sống Đức trước khi khi đặt chân đến Đức sinh sống, học tập hay làm việc nhé.
Nội dung bài viết
Nếu đã hoặc đang học tiếng Đức, chắc hẳn bạn không lạ với cái tên Deutsche Bahn – công ty vận tải đường sắt lớn nhất tại Đức, chịu trách nhiệm về việc điều hành lịch trình giao thông công cộng ở các thành phố.
Nếu đã là du học sinh Đức, thì chiếc app DB (Deutsche Bahn) chắc chắn là thứ phải có trong điện thoại của bạn để có thể dễ dàng kiểm tra lịch trình hoạt động của tàu ở bất kì thời gian và địa điểm nào.
Điều cần biết về cuộc sống Đức nếu thường xuyên phải di chuyển, bạn nên cân nhắc đăng ký Bahncard của Deutsche Bahn. Sau đây là thông tin về 2 loại DB Bahncard phổ biến:
Giá của Bahncard 25 & Bahncard 50 nêu trên chỉ áp dụng cho người đăng ký trong độ tuổi 6 – 26 tuổi. Nếu bạn đã qua 26 tuổi, chi phí chi trả cho Bahncard này sẽ cao hơn, cụ thể:
Ngoài ra, còn nhiều loại Bahncard khác dành cho thanh thiếu niên, người lớn tuổi hoặc Bahncard với các mức ưu đãi khác. Truy cập www.bahn.com của BD để tìm kiếm Bahncard phù hợp với mục đích sử dụng của bạn và cập nhật các thông tin về giá cả và ưu đãi của DB nhé.
Lưu ý khi sử dụng Bahncard:
Soát vé là một việc hết sức bình thường diễn ra trong đời sống “đi lại” của chúng ta. Ở Đức, tính tự giác và kỷ luật được đề cao, vì vậy khi bạn tham gia các chuyến tàu/xe ở phạm vi gần không phải lúc nào cũng có người soát vé.
Tuy nhiên, nếu không mua vé thì bạn chính là Schwarzfahrer (người tham gia giao thông không hợp lệ) và nếu bạn gặp người soát vé trên các phương tiện di chuyển mà bạn lại không có vé hoặc vé không hợp lệ, thì chắc chắn bạn sẽ phải nhận một phiếu phạt là 60 euro.
Nếu bạn bị phạt tới 3 lần thì lịch sử phạm luật của bạn sẽ bị lưu lại vết đen và việc xin thẻ cư trú dài hạn hay xin vào quốc tịch Đức sau này của bạn gần như là điều không tưởng. Vì vậy, dù việc kiểm soát vé không nghiêm ngặt nhưng hãy đảm bảo mình là một người tham gia giao thông hợp lệ nhé.
Với một vài loại vé di chuyển trong địa phương, vé tàu chỉ có hiệu lực sau khi bạn đã dập vé (Ticketentwertung). Việc dập vé này cung cấp cho người soát vé thông tin về địa điểm và thời điểm bạn bắt đầu lên tàu và để xác định xem vé của bạn còn hiệu lực hay không. Nếu vé yêu cầu phải có bước Entwertung và bạn chưa làm trước khi lên tàu thì khi gặp người soát vé bạn cũng vẫn phải nhận 1 vé phạt 60 Euro giống như không có vé vậy. Vì vậy, khi mới tới Đức bạn cần tìm hiểu kỹ các loại phương tiện giao thông cũng như cách mua và sử dụng vé hợp lệ nhé.
Khi mua vé bạn cần phải xác thực vé mình mua có hợp lệ hay không. DHS cần phải kiểm tra vé mình mua. Nếu không tìm thấy được thời gian chính xác, hãy đến ngay các quầy máy xác thực vé tự động tại ga tàu, dùng chúng kiểm tra vé tàu của bạn. Nhớ bước entwerten nhé, nếu không bạn sẽ bị phát tiền vé nếu rắc rồi xảy ra đó.
Khi đến Đức, bạn phải làm quen với cụm từ “Pfand”, ý chỉ “chính sách tiền cọc”. Phần lớn các loại nước uống, nước ngọt tại Đức, giá bán đã kèm với giá của vỏ chai. Nghe thật lạ kỳ đúng không nè!
Bạn hoàn toàn có thể nhận lại số tiền trả thêm đó nếu mang những vỏ chai rỗng này đến trả lại, dao động từ 0.08 – 0.6 euro. Hoặc nếu bạn ngại phải đi quãng đường dài tới cửa hàng thì những chiếc máy hoàn “Pfand” tại các siêu thị hoàn toàn có thể giúp bạn nhận lại tiền mà chẳng cần đi xa.
Ở bất cứ thành phố nào, bạn cần phân biệt được hình thức thuê nhà “Warmmiete & Kaltmiete” trước khi tiến đến việc ký hợp đồng. Vậy đâu là sự khác biệt?
“Kaltmiete” là chi phí chưa cộng các mức phí phụ thu cần phải chi trả thêm khi thuê nhà gồm phí gom rác, nước nóng, ga, sưởi ấm & các tiện nghi khác (Nebenkosten).
Khi tiền thuê nhà đã cộng thêm Nebenkosten là “Warmmiete”. Một vài nơi cho thuê nhà không tính tiền điện vào Nebenkosten, bạn sẽ phải trả thêm tiền điện hằng tháng bên cạnh Warmmiete.
Phí phụ thu hàng tháng này có thể chênh lệch tùy theo thành phố mà bạn đang sống. Khi tìm nhà, bạn đừng quên xem kĩ loại hình mình đang thuê là “Kaltmiete hay Warmmiete” và nếu là Warmmiete thì đã bao gồm tiền điện chưa nhé.
Khi đến Đức, sau khi có nơi ở và hợp đồng thuê nhà, bạn sẽ phải “anmeldung” chỗ ở của mình. Việc anmelden phải được thực hiện muộn nhất là 2 tuần sau khi bạn nhập cảnh vào Đức.
Sau khi đã anmelden và gia hạn thời gian cư trú ở Đức, bạn sẽ nhận được thẻ cư trú (elektronischer Aufenthaltstitel) từ sở ngoại kiều. Thẻ này bạn có thể sử dụng như giấy tờ tùy thân khi di chuyển trong nước Đức mà không cần mang theo hộ chiếu, nhưng khi bạn di chuyển ra khỏi nước Đức thì thẻ cư trú này chỉ được công nhận khi nó đi kèm hộ chiếu của bạn nhé.
Ngoài ra, để chắc chắn hơn, bạn hãy chụp và lưu lại hình ảnh của 2 thẻ này trong điện thoại. Nếu không may mất bản gốc, bạn vẫn còn 1 bản để xử lý về sau.
Trên đây là những điều cần biết về cuộc sống Đức mà S20 chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn, đặc biệt là các bạn chuẩn bị bay hoặc mới sang Đức, tránh được những điều bỡ ngỡ ban đầu trong quá trình hòa nhập cuộc sống tại Đức.
Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ về du học Đức hoặc học tiếng Đức, hãy liên hệ với S20 | HOTLINE: 090 190 2016 để được hỗ trợ nhé.