Nội dung bài viết
Rất nhiều bạn sinh viên khi du học Hàn Quốc chỉ tìm hiểu những thông tin về trường sẽ theo học, mà quên mất việc tìm hiểu về thành phố nơi mà mình sẽ sinh sống, điều này là một thiếu sót khá nghiêm trọng dẫn đến việc khi thực sự sang xứ người du học, bạn trở nên “bị động” và bị thiếu kiến thức. Một số bạn du học sinh Việt Nam còn cảm thấy khá “shock” dẫn đến bị trầm cảm trong suốt vài tháng đầu tiên.
Giống như ở Việt Nam, tại Hàn Quốc, mỗi vùng miền có văn hóa cũng như mức sống rất khác nhau. Việc tìm hiểu thật kỹ về đặc điểm địa phương nơi bạn sẽ sinh sống sẽ giúp bản thân bạn có một cái nhìn toàn diện nhất về nơi đó, hiểu được bản sắc văn hóa, cũng như những điều lưu ý về thời tiết, con người, phong tục tập quán…từ đó sẽ dễ dàng tiếp cập và hòa nhập với cuộc sống mới hơn
Đương nhiên, không phải du học sinh nào cũng có điều kiện và được gia đình trợ cấp trong suốt quá trình du học. Thậm chí, không hiếm những trường hợp gia đình phải vay tiền để con em họ có thể thực hiện giấc mơ du học. Chính vì vậy, khá nhiều bạn du học sinh khi sang đến Hàn Quốc, luôn có ý nghĩ phải đi làm thêm để kiếm tiền tự trang trải học phí và gửi về cho gia đình. Thực ra, đây không phải là điều xấu, so với Việt Nam, làm thêm tại nước ngoài thường được trả mức thù lao khá cao, vì thế nhiều bạn sinh viên vì “mê mải” kiếm tiền, “ham lợi” trước mắt dẫn đến bỏ bê việc học.
Đây chính là “cái bẫy” dễ dàng nhận thấy nhưng không phải ai cũng tránh được khi du học. Vì vậy, hãy sáng suốt và nhất quán thực hiện mục tiêu dài hạn thay vì chỉ dừng lại ở tầm nhìn ngắn hạn, bỏ dở cả con đường học vấn phía trước các bạn nhé
Vấn nạn “ngồi nhầm lớp” đã và đang là một thực trạng gây nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà kể cả khi bạn sang trời Tây du học. Đa số các bạn trẻ khi quyết định đi du học thường theo ý nguyện của gia đình, hoặc đi theo phong trào, hoặc vì một lý do “vu vơ” nào đó chẳng hạn như đất nước có phong cảnh đẹp, khí hậu chan hòa hay con người tốt tính…mà không chú trọng đến việc lựa chọn chuyên ngành theo học theo đúng sở thích và năng lực của bản thân.
Bên cạnh đó, chính vì thái độ hời hợt và thiếu sâu xát khi lựa chọn ngành nghề, các bạn du học sinh cũng thường bỏ yếu tố xem xét khả năng thích ứng của ngành mình học sau khi ra trường, về tính ứng dụng có cao không hay mức thu nhập như thế nào và có nhiều cơ hội xin việc hay không.
Bạn cần xem xét đến các mục tiêu dài hạn để lựa chọn ngành học chuẩn chỉnh. Bên cạnh đó, ngành học còn phải phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân cũng là hai tiêu chí quan trọng khi chọn ngành. Vì chỉ có dựa trên đam mê và năng lực mới khiến bản thân bạn cảm thấy thích thú và say mê trong suốt quá trình du học của mình.
Các trường Đại học tại tại Hàn Quốc có nhiều ngành nghề đa dạng, kể cả nếu bạn muốn trở thành một kỹ sư, một chuyên viên thiết kế đồ họa hay một nhà thiết kế thời trang, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình được ngành học phù hợp
Du học là một cơ hội tuyệt vời giúp bạn giao lưu và kết bạn với bạn bè quốc tế. Sẽ có rất nhiều du học sinh từ nhiều quốc gia khác nhau hội ngộ lại. Đây được xem là một trong những điểm cộng lớn nhất mà du học mang lại.
Khi du học Hàn Quốc, bạn đừng chỉ kết bạn với người Việt Nam mà thiếu hòa nhập với người bản địa. Có lẽ chính yếu tố ngoại ngữ làm bạn e ngại. Nhưng hãy xem đây chính là cơ hội hoàn hảo để bạn học hỏi và cải thiện thêm một ngôn ngữ mới với chính người bản xứ một cách hoàn toàn miễn phí. Hơn nữa, việc kết bạn với người Hàn Quốc khi du học Hàn Quốc cũng sẽ giúp mạng lưới bạn bè của bạn được nới rộng ra, học hỏi thêm được nhiều kỹ năng tốt đẹp từ người Hàn, và những kiến thức bổ ích khác một cách trực quan, thực tế và sống động nhất. Còn điều gì tuyệt vời hơn thế
Bạn có biết, một du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc đã vất vả như thế nào khi chỉ sử dụng tiếng Anh và ngại giao tiếp với người bản xứ chỉ vì không biết tiếng Hàn Quốc? Tương tự như lưu ý thứ 4 ở trên, việc e ngại giao lưu, trò chuyện với người bản xứ chỉ vì rào cản ngôn ngữ sẽ khiến bạn mất đi kha khá cơ hội để hiểu thêm về nền văn hóa địa phương cũng như khám phá được những điều hay ho và không sách báo hay trường lớp nào dạy được.
Cách duy nhất để phá vỡ rào cản ngôn ngữ chính là buộc bản thân phải sống hòa hợp với nó. Nhiều du học sinh Việt Nam khi sang đến Hàn Quốc chỉ với hành trang duy nhất là tiếng Anh. Dĩ nhiên, các bạn có thể trả lời là vì chương trình học quốc tế nên chỉ sử dụng tiếng Anh trong học tập. Điều này đúng, nhưng chưa hẳn sâu sát. Anh bạn tôi, một du học sinh Việt Nam và hiện đang làm việc tại Hàn Quốc, anh đã sống tại đất nước này gần 10 năm, những ngày đầu tiên qua Hàn Quốc theo học chương trình tiến sĩ, anh cũng chỉ nghĩ đơn giản là sử dụng tiếng Anh 100% và cũng chỉ học 2 năm rồi sẽ quay trở lại Việt Nam. Tuy nhiên, không ai nói trước được điều gì, đúng là chương trình quốc tế cũng chỉ sử dụng tiếng Anh, nhưng đó là trên giảng đường, ngoài ra, nếu bạn muốn trao đổi thêm với giáo sư, hay tham quan du lịch, mua sắm…thì người Hàn Quốc lại không hề thích sử dụng tiếng Anh chút nào đâu nhé. Chính vì vậy, anh ấy đã ít nhiều gặp khó khăn ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, sau đó, anh liên tục chủ động tự học đồng thời luyện giao tiếp với người bản xứ để thuận tiện hơn trong 2 năm sống và học tập tại đó. Và thật tình cờ, Anh nhận được cơ hội vào làm tại một trong những tập đoàn công nghệ Hàn Quốc lớn nhất toàn cầu, và lúc này, vốn tiếng Hàn của Anh lại trở nên hữu dụng hơn bao giờ hết.
Bạn thấy đấy, nếu không vượt qua rào cản ngôn ngữ, và không chủ động thay đổi, thì có những cơ hội có thể vụt mất chỉ vì sự thiếu chuẩn bị của mình, có phải không
Ngoài các khoản chi phí liên quan đến học phí và các loại tài liệu trong quá trình du học, bạn phải lên cả các hạng mục chi phí khác bao gồm ăn uống, đi lại, ở (kể cả ở ký túc xá hay ở nhà host, hay tự thuê nhà), khoản dự trù về đau ốm, thuốc men, thủ tục pháp lý liên quan tới visa, hộ chiếu…. Đồng thời thêm một khoản ngân sách nhỏ cho những chuyến đi dã ngoại thực tế với trường.
Việc lên một kế hoạch ngân sách chu đáo và chi tiết sẽ giúp bạn dự trù được khoản tiền phải chi tiêu trong suốt quá trình du học.