Du học

CHLB Đức

CHLB Đức

Du học Đức với hàng loạt ưu điểm nổi trội đang ngày càng trở nên phổ biến và được yêu thích. Hệ thống giáo dục phân hóa rõ ràng, chương trình học đa dạng tại Đức mang lại cơ hội học tập cho các bạn sinh viên có học lực từ trung bình tới khá giỏi.

Chất lượng giáo dục tại Đức được công nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới đem tới cơ hội việc làm phong phú và chất lượng cho sinh viên sau tốt nghiệp, đây cũng là nguyên nhân lớn khiến số lượng sinh viên nước ngoài tại Đức ngày càng tăng.

 

du-hoc-duc
Tìm hiểu thông tin du học Đức

 

I. Khái quát du học Đức

Có nên chọn du học Đức hay không? Nếu có cần chú ý và chuẩn bị những gì?

 

1. Tại sao nên đi du học Đức?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến Đức trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các du học sinh, dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến du học Đức đang ngày càng được yêu thích:

 

Miễn 100% học phí

Không kinh doanh giáo dục là điểm khác biệt lớn nhất của Đức so với những nước phát triển khác. Hiện tại, hầu như các chương trình dự bị, đại học, cao học, học nghề… của Đức đều miễn học phí 100% (áp dụng không chỉ với sinh viên Đức hay Châu Âu mà còn với sinh viên trên toàn thế giới).

Tuy nhiên vẫn còn 1 bang duy nhất thu học phí chương trình đại học, cao học là bang Baden – Württemberg, với mức học phí khoảng 1500 EURO/kỳ.

 

du-hoc-duc
Miễn 100% học phí du học Đức

 

Thủ tục chứng minh tài chính đơn giản

Khi xin visa du học Đức, bạn chỉ cần mở 1 tài khoản ngân hàng phong tỏa mang tên mình tại Đức.

  • Đối với chương trình học thuật, bạn cần chứng minh 10332 – 11364 EURO cho 12 tháng (tương đương 861 – 947 EURO/tháng). Mỗi năm cần chứng minh lại 1 lần.
  • Đối với chương trình học nghề, khoản chứng minh tài chính của bạn giao động từ 0 đến 5166 EURO. Số tiền cụ thể phụ thuộc vào quyền lợi của từng chương trình học nghề và chỉ cần chứng minh 1 lần.

Đây là một trong những điểm hấp dẫn nhất của du học Đức so với một số nước phát triển khác.

 

Sinh hoạt phí hợp lý

Mức sinh hoạt phí mà Đại Sứ quán – Tổng lãnh sứ quán Đức yêu cầu đối với mỗi bạn du học sinh là 861 – 947 EURO (khoảng 24 – 26 triệu đồng).

Số tiền này đã được tính toán đủ cho 1 tháng bất kể bạn sống ở thành phố nào trên nước Đức. Trên thực tế, mức sinh hoạt phí cơ bản của mỗi du học sinh tại Đức sẽ rơi vào khoảng 15 – 22 triệu đồng/tháng tùy vào thành phố. Sự chênh lệch sinh hoạt phí này chủ yếu do giá thuê nhà ở các thành phố lớn nhỏ là khác nhau.

 

Cơ hội tìm việc làm thêm nhiều

Có rất nhiều công việc làm thêm dành cho du học sinh tại Đức: bồi bàn, thu ngân, dọn dẹp… với mức thu nhập trước thuế bình quân 9 EURO/giờ. Nếu bạn có khả năng ngôn ngữ và kết quả học tập tốt, bạn còn có thể làm những công việc như trợ giúp giáo sư, làm trợ giảng…

Quy định về giờ làm thêm ở Đức cũng rất thoải mái, bạn được phép làm thêm 120 ngày full – time (8 giờ/ngày) hoặc 240 ngày part – time (4 giờ/ngày) trong 1 năm. Rất nhiều bạn du học sinh hoàn toàn độc lập tài chính sau 1 năm du học tại Đức.

 

Di chuyển dễ dàng giữa các nước EU

Hầu hết du học sinh Đức sẽ có những câu chuyện miên man bất tận kể về những chuyến du lịch khắp Châu Âu với chi phí rẻ đến bất ngờ.

Có thẻ cư trú của Đức, bạn hoàn toàn có thể tự do đi lại giữa các nước thuộc Liên minh Châu Âu và Thụy Sỹ. Ngoài ra, việc xin visa đến một đất nước khác cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn đang sinh sống và học tập tại Đức.

 

du-hoc-duc
Dễ dàng vi vu giữa các nước EU

 

Cơ hội việc làm và định cư sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thời gian 18 tháng để tìm việc. Với các bạn tốt nghiệp chương trình học nghề (Ausbildung) thì 100% bạn sẽ có việc làm. Đây cũng là lý do khiến chương trình du học nghề tại Đức còn được gọi là chương trình “Du học định cư Đức”.

Các bạn tốt nghiệp Đại học, Cao học cũng có cơ hội việc làm rất lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa, nước Đức đang thiếu lực lượng lao động trẻ có trình độ bù đắp cho sự thiếu hụt lao động do tình trạng dân số già gây ra.

Có nhiều bạn sinh viên với kết quả học tập tốt, trình độ tiếng Anh và tiếng Đức tốt đã nhận được công việc chính thức ngay trong thời gian còn đang đi học. Theo quy định, bạn chỉ cần tìm được công việc với mức lương trước thuế tối thiểu là 2000 EURO/ tháng. Bạn phải đóng thuế đầy đủ & không vi phạm pháp luật thì sau 2 năm đi làm sẽ có quyền xin thẻ cư trú dài hạn tại Đức & xin vào quốc tịch Đức sau 8 năm sinh sống tại Đức.

Cơ hội tìm kiếm công việc với yêu cầu trên tại Đức hoàn toàn nằm trong tầm tay. Nhiều bạn du học sinh đã thành công xin cho mình quyền cư trú thông qua con đường du học này.

 

Chương trình học đa dạng, phân hóa phù hợp với nhiều trình độ học lực

Có khả năng học tập, tiếp thu tốt, bạn có thể chọn những chương trình đại học, cao học nhưng khi học lực chỉ ở mức trung bình. Hoặc bạn hoàn toàn có thể chọn chương trình nghề (Ausbildung).

Chương trình nghề được kết hợp song song giữa lý thuyết và thực hành (40% lý thuyết – 60% thực hành). Bên cạnh việc được miễn học phí 100%, du học sinh còn được nhận lương trong quá trình học, mức lương trung bình trước thuế dao động từ 800 – 1200 EURO/tháng. Với mức thu nhập này, du học sinh hoàn toàn có thể tự chủ tài chính, tự chi trả cho sinh hoạt phí hàng tháng của bản thân tại nước Đức.

 

Môi trường đa văn hóa

Nước Đức – nằm ở trung tâm của Châu Âu – có nền văn hóa đa dạng, giao thoa với nhiều nền văn hóa hiện đại & phát triển.

Học tập tại Đức, bạn có cơ hội sống trong môi trường yên bình, không khí trong lành, giao thông thuận lợi và đặc biệt người Đức phần lớn luôn là những cư dân thân thiện văn minh, tôn trọng không gian cá nhân của người khác.

 

du-hoc-duc
Môi trường đa dạng văn hóa

 

2. Có nên đi du học Đức năm 2022-2023?

Năm 2022 đánh dấu mốc thời gian đầu tiên cuộc sống trên toàn thế giới dần quay trở lại quỹ đạo ban đầu sau khi đại dịch Covid 19 đang dần được đẩy lùi. Việc phục hồi kinh tế sau dịch vướng phải nhiều khó khăn do thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề cao cũng như lao động trong một vài lĩnh vực phổ thông tại Đức. Vì vậy đây là cơ hội dành cho các bạn học sinh có dự định học Đại học, Cao học cũng như học nghề tại Đức.

 

du-hoc-duc
Du học Đức mở ra nhiều cơ hội việc làm

 

Vẫn là chính sách miễn phí học phí đối với tất cả các chương trình Đại học, Cao học, thậm chí một vài điều kiện tham gia chương trình học nghề ở Đức cũng được lược bỏ trở nên đơn giản hơn so với trước đó, vì vậy năm 2022-2023 chính là thời điểm đầy hứa hẹn với các bạn học viên có dự định tham gia du học Đức.

 

3. Hệ thống giáo dục Đức

 

du-hoc-duc
Có nhiều lựa chọn trường học tại Đức

 

Hệ thống giáo dục của Đức được phân hóa rõ ràng ngay sau khi học sinh hoàn thành chương trình tiểu học. Khi có định hướng phù hợp với học lực và điều kiện bản thân, các bạn sẽ lựa chọn các trường trung học phù hợp với mình:

    • Gymnasium: dành cho các bạn có học lực khá giỏi và có nguyện vọng học cũng như nghiên cứu chuyên sâu. Sau khi tốt nghiệp và đạt được Abitur bạn thường sẽ lựa chọn học 1 trong các dạng trường đại học:
    • Universität: Đại học Tổng hợp (thường chú trọng nghiên cứu chuyên sâu, thích hợp cho các bạn yêu thích nghiên cứu, dự định phát triển sâu về học thuật)
    • Technische Universität: Đại học Kỹ thuật (trường vẫn đào tạo đa dạng ngành nghề nhưng những chuyên ngành mũi nhọn của dạng trường này thường là những ngành khoa học, kỹ thuật)
    • Fachhochschule: Đại học Khoa học và Ứng dụng (có rất nhiều người Việt Nam nhầm lẫn dạng trường này tương đương với Cao đẳng, tuy nhiên điều đó là sai lầm. Trường ĐH Khoa học Ứng dụng chú trọng đào tạo về kiến thức thực tế, không quá nặng nề vào các kiến thức lý thuyết mà thiên về hướng ứng dụng các lý thuyết vào thực tế. Sau khi tốt nghiệp Đại học Fachhochschule bạn hoàn toàn có thể học lên Cao học, việc học Nghiên cứu sinh thì không phù hợp với dạng trường này cho lắm, nếu muốn tiếp tục học lên có thể bạn sẽ phải học thêm các môn hoặc tham gia một vài kỳ thi bổ sung)

Ngoài ra ở Đức có các trường Đại học chuyên đào tạo về Tôn giáo, Nghệ thuật cũng nhận được sự yêu thích của rất nhiều sinh viên quốc tế

    • Realschule: dành cho các bạn muốn tham gia học nghề (Ausbildung) sau khi hoàn thành chương trình Phổ thông. Sau khi hoàn thành chương trình nghề và có kinh nghiệm đi làm các bạn hoàn toàn có thể học tiếp lên Đại học tại các trường Đại học Khoa học và Ứng dụng (Fachhochschule)

Nhìn vào hệ thống giáo dục của Đức các bạn có thể thấy sinh viên quốc tế cũng sẽ có những lựa chọn tương tự khi đi du học ở Đức: học Đại học, Cao học, Nghiên cứu sinh hoặc học Nghề.

 

II. So sánh thuận lợi và khó khăn khi du học Đức

Du học Đức mang lại cho sinh viên hàng loạt ưu điểm vượt trội như:

    • Miễn phí học phí;
    • Điều kiện đầu vào không quá khó khăn;
    • Chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới, luôn chú trọng đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành;
    • Sinh hoạt phí ở mức vừa phải;
    • Thoải mái trong chính sách làm thêm của sinh viên;
    • Tự do đi lại trong khối Schengen đối với du học sinh ở Đức.

 

Để đổi lấy những điều kiện học tập như thế, du học sinh Đức cũng phải đối mặt với khá nhiều khó khăn, thử thách và điều đó khiến cho cuộc sống học tập tại Đức không phải màu hồng, nhất là đối với những sinh viên không có tính chăm chỉ và tinh thần tự giác trong học tập:

    • Tiếng Đức: không quá khó để có thể đạt được chứng chỉ B1 tiếng Đức nhưng để đạt được C1 (điều kiện vào đại học) hay có thể hiểu được bài giảng, giao tiếp với bạn học và đồng nghiệp (với cả chương trình Đại học hay học Nghề) chưa bao giờ là điều đơn giản. Để đạt được những mục tiêu trong học tập, bạn cần chủ động trong việc học tập, trau dồi kiến thức ngôn ngữ Đức của mình. Ngay cả khi bạn học những chương trình bằng tiếng Anh và nhất là khi bạn muốn làm việc và định cư lâu dài tại Đức bạn vẫn cần tiếng Đức để sử dụng trong cuộc sống hằng ngày của bạn.
    • Nội dung giảng dạy: thời gian học Đại học ở Đức thông thường là 3 năm và bạn cần tích lũy ít nhất 180 tín chỉ. Như vậy 1 kỳ học bạn cần học ít nhất 30 tín chỉ mới có thể hoàn thành chương trình học với thời gian chuẩn đề ra. Chưa kể mỗi môn thi tại Đức bạn chỉ có 3 cơ hội để thi và nếu thi 3 lần đều trượt thì bạn buộc phải dừng ngành học hiện tại và chọn các ngành khác không có môn thi này. Việc học hành hời hợt ở đầu kỳ và chỉ tập trung ôn tập vào thời điểm thi sẽ rất khó để bạn có thể hoàn thành tốt bài thi. Vì vậy việc tự giác, chăm chỉ ngay từ thời gian đầu là rất cần thiết.

 

III. Điều kiện để du học Đức

 

du-hoc-duc
Điều kiện du học Đức

 

Như đã đề cập trước đó, chương trình học ở Đức đa dạng và phù hợp với nhiều mức học lực khác nhau

Với học sinh học nghề (Ausbildung):

    • Tốt nghiệp THPT trở lên;
    • Tiếng Đức trình độ tối thiểu B1 (có thể sang Đức tham gia khóa B1 trước khi học nghề với bằng tiếng Đức A2);
    • Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội.

 

Học Đại học:

Các đối tượng sau đây có thể đăng ký học Đại học ở Đức:

    • Với học sinh vừa tốt nghiệp THPT, chưa hoàn thành đủ ít nhất 2 năm học Đại học: Phải tham gia thi 6 môn trong đó 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và một bài thi Tổ hợp tự chọn (tổ hợp Khoa học Tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học hay tổ hợp Khoa học Xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân), đạt tổng điểm thi tối thiểu là 36 (tính sáu môn thi xét Tốt nghiệp, không nhân hệ số, không làm tròn), trong đó không môn thi nào dưới 4 điểm, không chấp nhận dùng chứng chỉ Ngoại ngữ để thay thế bài thi Ngoại ngữ và có ít nhất bốn môn thi không dưới 6 điểm.
    • Tốt nghiệp Cao đẳng chính quy tại Việt Nam

 

Với 2 trường hợp trên thì các bạn cần học dự bị Đại học ở Đức 1 năm trước khi vào học Đại học. Điều kiện tham gia thi vào trường dự bị ngoài yêu cầu điểm THPT như trên còn cần có tiếng Đức trình độ tối thiểu là B1

    • Sinh viên đã hoàn thành 2 năm Đại học ở Việt Nam, chưa tốt nghiệp Đại học: Phải tham gia thi 6 môn trong đó 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và một bài thi Tổ hợp tự chọn (tổ hợp Khoa học Tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học hay tổ hợp Khoa học Xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân), đạt tổng điểm thi tối thiểu là 36 (tính sáu môn thi xét Tốt nghiệp, không nhân hệ số, không làm tròn), trong đó không môn thi nào dưới 4 điểm, không chấp nhận dùng chứng chỉ Ngoại ngữ để thay thế bài thi Ngoại ngữ và có ít nhất bốn môn thi không dưới 6 điểm.

Trong trường hợp này sau khi qua Đức sẽ không cần học dự bị mà tập trung học tiếng Đức để thi DSH 2 hoặc TestDaF 4 (tương đương C1) trước khi vào Đại học.

 

Học Cao học:

Tốt nghiệp Đại học chính quy (hệ 4 năm trở lên) tại 1 trường Đại học ở Việt Nam. Có thể chọn học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức.

    • Tiếng Anh: IELTS tối thiểu khoảng 6.0 hoặc;
    • Tiếng Đức: tối thiểu B1, qua Đức tiếp tục học tiếng Đức để thi DSH 2 hoặc TestDaF 4 (tương đương C1) trước khi vào Đại học.

Trường hợp này sinh viên cũng có thể lựa chọn học lại Đại học

 

IV. Chi phí du học Đức

Du học Đức có nhiều chương trình đa dạng không chỉ phù hợp với nhiều mức học lực mà còn phù hợp với nhiều hoàn cảnh kinh tế khác nhau. Cùng tìm hiểu xem những chi phí các bạn cần chuẩn bị khi còn ở Việt Nam và khi học tập, sinh sống tại Đức là bao nhiêu nhé.

 

du-hoc-duc
Các chi phí du học phổ biến dành cho du học sinh

 

1. Phí tại Việt Nam

    • Phí học tiếng Đức: đây là chi phí mà dù bạn học chương trình Đại học hay học nghề bạn đều cần phải chuẩn bị. Ngay cả khi bạn học thạc sỹ bằng tiếng Anh thì cũng nên học tiếng Đức tới trình độ A1, A2, điều này sẽ giúp các bạn dễ dàng hòa nhập với cuộc sống bên Đức hơn.

Học phí tiếng Đức tới trình độ B1 dao động từ 30 – 80 triệu tùy từng trung tâm.

    • Phí làm hồ sơ: chi phí làm hồ sơ của các trung tâm dao động khoảng từ 5000 – 10000 Euro. Để lựa chọn được trung tâm phù hợp bạn cần cân nhắc các yếu tố như tài chính, nơi học nghề tại Đức, mức lương mỗi tháng hay các hỗ trợ kèm theo của doanh nghiệp…

 

2. Học phí tại Đức

Học phí tại Đức được miễn phí đối với tất cả các chương trình. Với chương trình Đại học, Cao học bạn cần đóng phí học kỳ khoảng 200 – 500 Euro/kỳ 6 tháng (đã bao gồm vé tàu xe)

 

3. Chi phí sinh hoạt

Chi phí sinh hoạt của tất cả các du học sinh đều giống nhau ở các khoản:

    • Tiền nhà;
    • Tiền ăn uống;
    • Tiền điện thoại, Radio;
    • Tiền đi lại.

Ngoài ra còn khoản tiền bảo hiểm, với các sinh viên Đại học thì các bạn cần đóng khoảng 110 Euro/tháng tiền bảo hiểm y tế, với các bạn học nghề thì tiền bảo hiểm này đã được trừ vào tiền lương trước khi chuyển tới các bạn. Ngoài ra các bạn học nghề thường được doanh nghiệp hỗ trợ nếu như tiền nhà quá cao, vì vậy chi phí của các bạn sẽ thấp hơn chút so với các bạn học Đại học.

Như vậy sinh hoạt phí mỗi tháng của các bạn học Đại học rơi vào khoảng 600 – 800 Euro/tháng tùy vào từng thành phố. Sự khác biệt chủ yếu là do giá thuê nhà ở các địa điểm khác nhau là khác nhau. Với các bạn học nghề chi phí là khoảng 500 Euro/tháng

 

V. Du học Đức bằng tiếng Đức

Du học Đại học hay học nghề đều yêu cầu trình độ tiếng Đức ở Việt Nam khoảng B1.

    • Học nghề: học tiếng Đức trình độ B1, qua Đức vào học trực tiếp nghề 3 năm. Trong trường hợp chỉ có bằng A2 ở Việt Nam có thể qua Đức tham gia khóa học từ 3-6 tháng sau đó phải thi được bằng B1 trước khi vào học nghề.
    • Học Đại học, Cao học: học tới bằng B1 tại Việt Nam, sau đó tùy từng trường hợp sẽ có chương trình học khác nhau

Học dự bị: với các du học sinh chưa hoàn thành tối thiểu 2 năm học Đại học ở Việt Nam cần học dự bị 1 năm tại Đức. Trong chương trình dự bị bao gồm tiếng Đức và các môn học liên quan tới chuyên ngành của bạn

Học tiếng: với các bạn đã tốt nghiệp ĐH hoặc hoàn thành tối thiểu 2 năm Đại học ở VN sau khi có B1 qua Đức bạn tiếp tục tham gia các khóa tiếng để thi lấy bằng DSH 2 hoặc Test DaF 4 trở lên (tương đương trình độ C1)

 

VI. Du học Đức bằng tiếng Anh

Du học Đức bằng tiếng anh hiện hầu hết chỉ dành cho các bạn học Thạc sỹ. Các chương trình học Đại học bằng tiếng Anh ít hơn và phần lớn là các trường tư, có thu học phí. Trình độ tiếng anh yêu cầu với các bạn học Thạc sỹ dao động từ 6.0 – 7.5 IELTS tùy vào ngành học và trường học.

Nếu muốn học dự bị Đại học bằng tiếng anh bạn có thể chọn trường dự bị tư, học phí khoảng 6000 Euro/năm. Tuy nhiên sau khi tốt nghiệp dự bị tư bạn chỉ có thể tiếp tục học tại các trường Đại học tư và phải đóng học phí mỗi năm.

 

VII. Du học nghề Đức

 

du-hoc-duc
Du học nghề Đức ngày càng đón nhận nhiều sự quan tâm của học sinh & sinh viên

 

Dành cho các bạn không có học lực khá giỏi hoặc điều kiện kinh tế không đủ để chi trả cho thời gian học Đại học thì Du học nghề tại Đức là một sự lựa chọn lý tưởng với yêu cầu và chi phí thấp, cơ hội việc làm và định cư sau khi tốt nghiệp lại cao.

Điều kiện du học nghề:

    • Tốt nghiệp THPT trở lên
    • Có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội
    • Tiếng Đức trình độ tối thiểu B1

 

Các chương trình nghề phổ biến:

    • Nghề điều dưỡng;
    • Nghề nhà hàng – khách sạn, đầu bếp
    • Nghề bán hàng
    • Nhân viên chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh
    • Nghề điện – cơ khí.

Chương trình nghề ở Đức là chương trình đào tạo kết hợp song song giữa lý thuyết và thực hành, học viên được trả lương mỗi tháng dao động 800 – 1100 Euro trong năm đầu tiên tùy từng nghề và từng doanh nghiệp. Mức lương này sẽ tăng ở các năm tiếp theo. Với mức lương này học viên hoàn toàn có thể chi trả cho cuộc sống ở Đức và không cần đến sự hỗ trợ từ gia đình.

 

VIII. Học bổng du học Đức

 

du-hoc-duc
Thông tin về các nhóm học bổng du học Đức

 

Học bổng du học Đức của chính phủ và phi chính phủ chủ yếu dành cho các sinh viên học Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ. Học bổng thường là 850 Euro/tháng đối với sinh viên học Thạc sỹ và 1500 Euro/tháng đối với nghiên cứu sinh

Hệ Đại học có rất ít học bổng. Chỉ khi đã vào học và có kết quả học tập tốt bạn có thể xin học bổng của trường, thành phố hay của bang. Học bổng khuyến khích với sinh viên Đại học thường là 300 Euro/tháng.

Học viên học nghề không có học bổng. Số tiền các bạn nhận mỗi tháng là do bạn đi làm và được trả lương. Một vài doanh nghiệp có khen thưởng cho các học viên có kết quả học tập tốt.

 

IX. Làm thêm tại Đức

Sinh viên học Đại học, Cao học ở Đức được làm thêm tối đa 120 ngày full – time hoặc 240 ngày part – time 1 năm.

Học viên học nghề được phép làm thêm 10h/tuần.

 

X. Các bước cần chuẩn bị khi có ý định đi du học Đức

Sau khi đã chọn được cho mình chương trình phù hợp thì việc đầu tiên cần làm chính là học tiếng Đức. Bạn cần lựa chọn khóa tiếng đức có phương pháp giảng dạy và mức học phí phù hợp với bản thân. Như đã nhắc tới phía trên, học phí tiếng đức từ trình độ A1 tới trình độ B1 tại các trung tâm dao động từ 30 – 80 triệu. Một vài trung tâm sẽ thu tiền học theo từng khóa, 1 vài nơi sẽ yêu cầu sinh viên đóng toàn bộ học phí cho khóa học từ A1 đến B1.

Tham khảo các khóa học tiếng Đức tại S20

 

Sau khi đã có bằng B1, bạn sẽ lựa chọn doanh nghiệp phù hợp với mong muốn bản thân. Bước này bạn có thể tự làm hoặc làm qua trung tâm. Sau đó bạn sẽ phỏng vấn với doanh nghiệp và nếu đỗ sẽ nhận được hợp đồng tuyển dụng.

Sau khi đầy đủ các giấy tờ cần thiết bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn xin visa và chuẩn bị hành lý bay.

 

XI. Lời khuyên của S20

Có 2 bước quan trọng bạn cần có lựa chọn sáng suốt đó là trung tâm học tiếng và tự làm hồ sơ hay làm qua trung tâm, nếu qua trung tâm thì chọn trung tâm nào.

Không nên lựa chọn đóng tiền toàn bộ khóa học B1 bởi khi chưa bắt đầu học bạn không thể hình dung được liệu tiếng Đức có phù hợp với mình không, mình có khả năng học tiếng Đức hay không. Rất nhiều bạn dù rất mong muốn qua Đức sinh sống học tập, rất chăm chỉ nhưng khả năng tiếp thu vẫn không có và đành phải từ bỏ, khi đó việc đóng số tiền lớn và khó hoặc không lấy lại được sẽ dẫn đến tình trạng mất tiền oan.

Thời điểm chưa học tiếng Đức cũng không nên đặt bút ký hợp đồng làm hồ sơ và đóng tiền làm dịch vụ bởi trong quá trình học kéo dài khoảng 1 năm có thể có rất nhiều chuyện xảy ra lệch với dự định ban đầu. Nếu không thể tiếp tục hợp đồng thì bạn lại mất tiền vô nghĩa.

Việc chọn tự làm hồ sơ hay làm qua trung tâm cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tương lai của bạn. Khi tự làm hồ sơ bạn có thể tiết kiệm được số tiền khá lớn nhưng có thể gặp phải rủi ro trong quá trình làm hồ sơ như điều kiện doanh nghiệp không tốt, bị lừa đảo hay hợp đồng nghề không rõ ràng…